Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: "Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về nội dung thể hiện trên hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn:
- Tên hóa đơn; ký hiệu hóa đơn; số hóa đơn; ký hiệu mẫu số hóa đơn;
- Tên; địa chỉ; MST của người bán;
- Tên; địa chỉ; MST của người mua (nếu có);
- Tên hàng hoá - dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT; thuế suất thuế GTGT; tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất; tổng cộng tiền thuế GTGT; tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT;
- Chữ ký số của người bán;
- Thời điểm lập HĐĐT;
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế;
- Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; chiết khấu thương mại; khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành và nội dung trên hóa đơn cũng phải theo đúng chuẩn của Thông tư 78 thì mới hợp lệ.
Sau khi bạn đăng ký tờ khai gửi lên, được cơ quan Thuế được chấp nhận theo hướng dẫn Quy trình đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78. Bước tiếp theo là tạo mẫu hóa đơn để chính thức xuất hóa đơn theo mẫu đã tạo.
>>> Xem chi tiết tại đây
Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC)
- Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBTC).
Hóa đơn điện tử P.A Việt Nam tự hào là đơn vị đạt Tiêu chuẩn Nhận – Truyền – Lưu trữ và đáp ứng đày đủ yêu cầu theo thông tư 78 của Tổng Cục Thuế.
Phần mềm hóa đơn điện tử Hóa đơn 30s được ưa chuộng với tính năng ưu việt và giao diện dễ sử dụng, được phân tích và phát triển bởi đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó,P.A Việt Nam có đội ngũ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và nhiệt tình, luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ, phục vụ và đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng của sản phẩm.
Một số thành tựu nổi bật giúp bạn tự tin lựa chọn sử dụng Hóa đơn điện tử tại P.A Việt Nam như:
– Top 1 nhà đăng ký sở hữu số lượng khách hàng sử dụng hóa đơn điện tử
– Nhà cung cấp bề dày kinh nghiệm cao nhất
– Nhà cung cấp top đầu được Tổng cục thuế công nhận
– Nhà cung cấp hóa đơn sở hữu đội ngũ hỗ trợ chất lượng nhất