Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Theo một cách dễ hiểu, biên lai điện tử được tạo và gửi qua trực tuyến, các thiết bị điện tử chứ không còn in ấn phát hành như biên lai giấy.
Thông tư số 303/2016/TT-BTC không có quy định về việc chuyển đổi biên lai điện tử thành chứng từ giấy. Nhưng từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán hoặc người mua có thể chuyển đổi biên lai điện tử sang chứng từ giấy, nhưng chứng từ chuyển đổi chỉ có giá trị để lưu giữ, theo dõi, không có hiệu lực trong giao dịch, thanh toán.
Trước khi sử dụng biên lai, các doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục Thông báo phát hành theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Thông tư 39/2014/TT-BTC (tương tự như thông báo phát hành hóa đơn). Từ ngày 01/7/2022, tổ chức sử dụng biên lai điện tử phải đăng ký sử dụng với cơ quan thuế (theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP), không phải thực hiện thông báo phát hành biên lai. Các doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tin trên.
Nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn còn nhầm lẫn giữa biên lai và hóa đơn. Biên lai là chứng từ được doanh nghiệp cung cấp cuối cùng sau khi khách hàng đã thanh toán tất cả chi phí. Đây là bằng chứng cho việc mua bán đã thực hiện. Hóa đơn là chứng từ doanh nghiệp phát hành cho người mua (trước khi thanh toán) để yêu cầu thanh toán. Hóa đơn sẽ ghi lại chi tiết hàng hóa được bán. Biên lai điện tử cũng tương tự như thế. Các nhà doanh nghiệp chỉ được xuất cho khách hàng nếu được được thanh toán mọi chi phi phí.
Nội dung bao gồm đầy đủ các mục như đối với các biên lai giấy, tuy nhiên nội dung của biên lai điện tử sẽ được thực hiện trực tiếp trên các thiết bị điện tử.
Ngoài các thông tin bắt buộc trên, các doanh nghiệp, tổ chức có thể tạo thêm các thông tin khác, tạo logo thương hiệu, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo phù hợp với quy định của pháp luật. Lưu ý không được che khuất, làm mờ các nội dung chính của biên lai.
Việc hủy biên lai điện tử được quy định và hướng dẫn cụ thể tại thông tư 303/2016/TT-BTC. Hủy biên lai điện tử cũng giống như hóa đơn điện tử, khi đó biên lai, hóa đơn không còn giá trị sử dụng nữa. Cụ thể, mọi người sẽ không thể truy cập hoặc tham chiếu thông tin trong hóa đơn, biên lai đó. Việc hủy biên lai điện tử không được làm ảnh hưởng đến thông tin trên biên lai gốc, còn hệ thống dữ liệu thông tin vẫn phải được hoạt động bình thường. Biên lai hết hạn lưu trữ theo quy định và không có quyết định nào khác thì được phép hủy.
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai tự in, đặt in được thực hiện hàng quý, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên tiếp sau quý sử dụng biên lai. Tổ chức sử dụng biên lai điện tử không phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng biên lai điện tử do đã kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp. Để biết thêm chi tiết về Biên lai điện tử, Hóa đơn điện tử cần liên hệ P.A Việt Nam ngay. Chúng tôi là nhà cung cấp dịch vụ Hóa Đơn Điện Tử CHỈ TRONG 30S NHANH CHÓNG | TIẾT KIỆM | AN TOÀN, mang đến cho quý khách trải nghiệm một cách tốt nhất.